4. Rút vốn khỏi Công ty Cổ phần?

Hỏi: Tôi là cổ đông của công ty cổ phần X. Nay tôi muốn rút vốn ra khỏi công ty có được không, thủ tục thế nào. Xin Luật sư tư vấn cho tôi. Cảm ơn
Trả lời:
Chào Ông, về vấn đề rút vốn ra khỏi công ty cổ phần, nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì việc rút vốn của ông sẽ phải dựa theo quy định của luật doanh nghiệp (LDN). Điều 80.1 có quy định cổ đông phổ thông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Sở dĩ luật quy định như vậy là muốn đảm bảo trách nhiệm về các khỏan nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty. Tuy nhiên, ông có thể rút vốn gián tiếp bằng cách chuyển nhượng lại cổ phần mà ông đang sở hữu (điều 77.1d ) trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cho bất kỳ ai (điều 81.3) và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng sau 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (điều 84.5).
Trường hợp 1: Giả sử ông là cổ đông phổ thông bình thường và không phải là cổ đông sáng lập thì ông có thể rút vốn bằng cách tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và  người không phải là cổ đông căn cứ theo điều 79.1d  – Quyền của cổ đông phổ thông.
Ngòai ra, Ông có thể yêu cầu công ty mua lại cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức(nếu có ), cổ đông ưu đãi hòan lại (nếu có)và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định (nếu có) trong trường hợp ông không đồng ý với quyết định của Đại hội đồng cổ đổng về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định này .( Điều 90.1 ). Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, công ty phải mua lại nếu không thỏa thuận được về giá thì có hai cách, hoặc là ông bán cổ phần cho người khác hoặc ông và công ty có thể nhờ một công ty định giá chuyên nghiệp để định giá cổ phiếu .(Điều 90.2 ) sau đó mới bán cho công ty. Lưu ý nếu không có việc phản đối quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì xem như ông không có quyền yêu cầu công ty mua lại .
Trường hợp 2: Giả sử ông là cổ đông sáng lập thì việc rút vốn của ông khỏi công ty sẽ bị hạn chế hơn những cổ đông bình thường, lý do nhằm tạo sự an tòan cho những cổ đông còn lại của công ty .

- Đối với cổ phiếu phổ thông của ông, do ông không nói rõ là công ty X đã họat động thời gian bao lâu nên sẽ có hai trường hợp .
 a) Công ty X họat động chưa đủ 3 năm tính từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì những cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng tự do, chỉ được chuyển nhượng tự do cho các đồng cổ đông sáng lập khác, nếu ông muốn bán cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Ông không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng những cổ phần này và ngừoi nhận chuyển nhượng cổ phiếu của ông sẽ đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty .
b) Công ty X họat động đủ 3 năm tính từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì ông được chuyển nhượng tự do không còn bị hạn chế nữa. Ông có thể bán cổ phiếu này cho bất kỳ ai muốn mua để nhận lại vốn góp .(Điều 84.5 )
- Đối với cổ phiếu ưu đãi cổ tức(nếu có) thì ông có thể chuyển nhượng tự do cho cổ đông khác hoặc cho người không phải là cổ đông (Điều 82.2c ) để rút vốn. Chú ý theo luật thì nếu cổ đông đã sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức thì sẽ không được sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết (điều 82.3)
- Đối với cổ phiếu ưu đãi hỏan lại( nếu có), công ty sẽ hòan lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của ông hoặc theo các điều kiện được công ty ghi trên cổ phiếu này (Điều 83.1 ). Chú ý theo luật thì nếu cổ đông đã sở hữu cổ phiếu ưu đãi hòan lại thì sẽ không được sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết (điều 83.3)
- Đối với cổ phiếu ưu đãi biểu quyết (nếu có) thì ông hòan tòan không được chuyển nhượng cho bất kỳ ai hết, kể cả đồng cổ đông sáng lập (Điều 81.3 ). Sau ba năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của ông sẽ tự động chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. (Điều 78.3 ) và lúc này ông có quyền chuyển nhượng tự do để rút vốn ra khỏi công ty .(Điều 79.1d)
- Đối với cổ phiếu ưu đãi khác theo Điều lệ công ty (nếu có) thì việc chuyển nhượng sẽ tuân theo quy định của Điều lệ công ty .
Nếu công ty cổ phần X của ông là công ty niêm yết trên thị trường chứng khóan thì việc chuyển nhượng cổ phiếu này sẽ được điều chỉnh theo Luật Chứng khóan và các văn bản pháp luật có liên quan.
Trân trọng kính chào.

 LS. Đào Duy Tân
Thuan Duc Law Firm
Thẻ: ,

ThuanDucLaf

Thông tin đang cập nhật.....

0 nhận xét

Đăng nhận xét

ThuanDucLAF